Đọc Thơ Lê Văn Trung
(Thu Hoang Đường – NXB Thư Ấn Quán, 2018)
Trong truyện ngắn Bông Hồng Vàng, nhà văn Nga Paustovsky kể chuyện anh thợ kim hoàn khi quét dọn tiệm vàng đã giữ lại đất cát Bụi Quý, tích cóp trong một thời gian dài cuối cùng đánh ra được một bông hồng bằng vàng ròng.
Từ hình ảnh đó, ông cho rằng, với người cầm bút, Bụi Quý chính là cát bụi trần gian, là muối của đất, là hạnh phúc và khổ đau, là nụ cười và nước mắt của kiếp người. Nhà văn cũng phải từng trải, góp nhặt, gạn lọc rồi chế tác ra bông hồng vàng – tác phẩm văn chương.
Paustovsky được đề cử giải Nobel văn học.
Công việc của nhà văn nữ Svetlana Alexandrovna Alexievich có khác đôi chút – mà cũng có thể là khác hẳn. Bà không có bụi quý để góp nhặt nên dùng những mảnh vụn của một vụ nổ hạt nhân, loại phế liệu hoàn toàn không có chút giá trị gì, rồi với tài thiên biến vạn hóa, tạo ra tác phẩm văn học có tầm vóc lớn.
Công việc của nhà văn nữ Svetlana Alexandrovna Alexievich có khác đôi chút – mà cũng có thể là khác hẳn. Bà không có bụi quý để góp nhặt nên dùng những mảnh vụn của một vụ nổ hạt nhân, loại phế liệu hoàn toàn không có chút giá trị gì, rồi với tài thiên biến vạn hóa, tạo ra tác phẩm văn học có tầm vóc lớn.
Tác phẩm “Tiếng Vọng Từ Chernobyl” của Svetlana A.
Alexievich đoạt giải Nobel Văn học năm 2015.
Lê Văn Trung
Công việc của Lê Văn Trung lại có khác đôi chút so với Paustovsky và Alexievich. Chất liệu của ông không hoàn toàn vô dụng cũng không phải là Bụi Quý. Ông dùng những thứ cũ kỹ đã bị rêu phủ từ thiên thu vạn cổ. Những thứ như nước chảy hoa trôi, thu sang lá vàng, sương khói mây trời; rồi nắng vàng, chiều xanh biếc, nguyệt rằm; rồi cỏ cây, rơm rạ; rồi nắng phai, sương phai, tiếng thở dài… là những thứ đã xuất hiện trong thi ca hàng trăm năm, ngàn năm cũng nên.
Nó cũ đến mức tưởng chừng chỉ chạm nhẹ vào là rã mục. Nhưng mà, từ gỗ mục mọc lên nấm quý, một thứ nấm quý hiếm hơn cả Bụi Quý – chẳng hạn như nấm Truffle. Từ những con chữ với những khái niệm cũ rích và sáo mòn, Lê Văn Trung đã dùng phép nhiệm mầu, tạo nên những câu thơ mới mẻ, tươi tắn. Mà đẹp! Mà lạ! Đẹp diễm tuyệt. Lạ đến sững sờ!
Lê Văn Trung chẳng đoạt được giải thưởng gì ngoài sự mến mộ của bạn đọc.
Ông đã, rọi nắng xuân lên khu vườn cũ, thổi gió thanh tân buốt đại ngàn. Hồn ông mỏng lắm, mỏng tựa trời xanh. Ông cầm giọt nắng như cầm giọt lệ. Ông quan sát tinh tế Em thấy chăng những con chuồn ớt, khoe cái đa tình cuống quýt nhau. Ông say, cứ ngỡ đời nghiêng ngả, ngờ đâu say từ hương tuyết trinh. Để rồi cuối cùng ông chỉ là hạt sương vừa rơi vừa bay vừa lang thang.
Thu Hoang Đường
Thơ Diễm Tuyệt
Thơ Diễm Tuyệt
HỒN TÔI CHIẾC LÁ VÀNG THU
Người về ngồi giữa cơn đau
Máu loang ngực biếc lệ trào thiên thu
Máu loang ngực biếc lệ trào thiên thu
HIU HẮT BUỒN NHƯ TIẾNG THỞ DÀI
Nắng của chiều vàng hơn nắng mai
Tóc của người mềm hơn sương phai
Có đôi chim ngủ hoài trong lá
Không hiểu vì đâu cứ thở dài
Tóc của người mềm hơn sương phai
Có đôi chim ngủ hoài trong lá
Không hiểu vì đâu cứ thở dài
HUYỀN THOẠI
Trăng rằm hay em trăng vừa xanh
Đêm nay ngồi uống trăng như rượu
Đêm nay ngồi uống trăng như rượu
TÌNH THU
Xin là thu tôi vàng như cơn mộng
Tôi vàng như màu mắt đắm trong sương
Tôi vàng như màu mắt đắm trong sương
MƯA TRONG TÔI
Mai em về vẽ tình lên sương
Dìu nhau vùi đắm mộng thiên đường
Dìu nhau vùi đắm mộng thiên đường
Hạnh Phúc – Tê Điếng
Lệ cũng thơm lừng môi ái ân
Ta đang say ngất rượu trăng vàng
(Thơ, Hoa và Em)
Ta đang say ngất rượu trăng vàng
(Thơ, Hoa và Em)
Cho men rượu thắm nồng cơn mộng
Cho ta say từ rượu ái ân
(Xin Uống Cho Nồng Rượu Ái Ân)
Em hỡi! Nắng hồn tôi là mật
Là trăm năm ướp cuộc tình người
Hãy ướp vào thơ từng giọt nắng
Cho vẹn cho tròn với nợ duyên
(Ôi Nắng Hồn Tôi Là Rượu Ngọt)
Là trăm năm ướp cuộc tình người
Hãy ướp vào thơ từng giọt nắng
Cho vẹn cho tròn với nợ duyên
(Ôi Nắng Hồn Tôi Là Rượu Ngọt)
Đêm rất tinh tuyền đêm ngát hương
Này em nhẹ mở cửa thiên đường
Cho đêm mộng vỡ nghìn cơn khát
Cho tình đau tê từng đốt xương
(Diệu Ngôn)
Này em nhẹ mở cửa thiên đường
Cho đêm mộng vỡ nghìn cơn khát
Cho tình đau tê từng đốt xương
(Diệu Ngôn)
Đầm Huyết Lệ – Ngời Khát Vọng
Mai kia góc biển chân trời lạ
Có xót xa thơ giạt cuối ghềnh
…
Em sẽ thấy màu thơ rướm máu
Thiên thu chảy mãi giọt thơ sầu
(Thơ, Em và Tôi)
Có xót xa thơ giạt cuối ghềnh
…
Em sẽ thấy màu thơ rướm máu
Thiên thu chảy mãi giọt thơ sầu
(Thơ, Em và Tôi)
Em ướp tàn phai vào viễn mộng
Ta uống tàn phai mà buốt lòng
(Rượu Nào Chảy Mãi Chiếc Ly Không)
Ta uống tàn phai mà buốt lòng
(Rượu Nào Chảy Mãi Chiếc Ly Không)
Cho tôi uống vẹn dòng tinh khôi ấy
Tôi ôm ghì khát vọng đóa nguyên xuân
(Thắp Nắng)
Tôi ôm ghì khát vọng đóa nguyên xuân
(Thắp Nắng)
Lòng cháy khát những mùa sương ảo mộng
Lòng cháy khát thuở tình phơi áo mỏng
(Câu Thơ Còn Úa Mùi Hương Cũ)
Lòng cháy khát thuở tình phơi áo mỏng
(Câu Thơ Còn Úa Mùi Hương Cũ)
Chỉ Còn Lại Thơ – Còn Mãi Một Công Án
Chúa chẳng thể
Ta cũng đành không thể
Ngăn dòng sông mà không vỡ đôi bờ
Chúa không thể
Dù ơn người
Tận Thế
Chỉ còn thơ, vĩnh viễn một hồn thơ
(Chỉ Còn Lại Thơ)
Ta cũng đành không thể
Ngăn dòng sông mà không vỡ đôi bờ
Chúa không thể
Dù ơn người
Tận Thế
Chỉ còn thơ, vĩnh viễn một hồn thơ
(Chỉ Còn Lại Thơ)
Thao Thiết Xiết Bao – Bền Bỉ Xiết Bao!
Từ hai câu thơ viết trên vách tường của căn phòng Khu Sáu Qui Nhơn đến hai thi phẩm CÁT BỤI PHẬN NGƯỜI, BI KHÚC và bây giờ là THU HOANG ĐƯỜNG, chặng đường ấy dài ngót năm mươi năm. Vậy là, suốt nửa thế kỷ qua, thi nhân Lê Văn Trung đã nuôi, đã gìn giữ, đã không ngừng hun đúc ngọn lửa sáng tạo của riêng mình. Ngọn lửa ấy thao thiết xiết bao mà cũng bền bỉ xiết bao!
Ganh và Ghen!
Thông thường, khi viết về một bài thơ, một tập thơ, ngoài việc muốn chia sẻ những cảm xúc thẩm mỹ với bạn đọc, còn có sự quý mến, trân trọng đối với tác giả, thi nhân. Tôi có đủ các thứ vừa kể và còn kèm theo sự ganh tị. Nói thêm – Đệ Nhất tài tử, thi nhân Lê Văn Trung làm thơ, tôi viết truyện, nước sông không đụng nước giếng, nên ganh tị mà không dám ganh tài.
Trước tiên, khi mới cầm tập thơ do Thư Ấn Quán xuất bản, xem lướt qua, thấy nhóm thực hiện có: Trần Hoài Thư trình bày bìa, kỹ thuật, viết lời giới thiệu; Phạm Văn Nhàn dàn trang, viết lời kết-phụ trang; Tô Thẩm Huy sửa bản in, viết Lời Tựa. Cả ba đều có trình độ chuyên nghiệp cao, làm việc nghiêm túc, cẩn trọng. Đây là điều mà bấy lâu nay tôi vẫn hằng ao ước cho tác phẩm của mình, mà không dám nói ra. Do vậy mà có sự ganh tị.
Tiếp sau, nội bốn chữ Đệ Nhất tài tử thôi, cũng đủ gây sự thèm thuồng, mặc dù ông Tô Thẩm Huy gọi như vậy là đúng người, đúng việc, đúng sự vật.
Lê Văn Trung
Sau cùng nhưng quan trọng nhất: Ông Tô Thẩm Huy viết LỜI TỰA hay tuyệt. Nói vậy, có người sẽ hỏi, hay tuyệt mà hay chỗ nào, hay làm sao? Xin được trả lời, làm sao biết được chỗ nào, chỉ biết chắc chắn một điều là ông Tô đã thẩm thấu được thơ Lê Văn Trung với những cảm xúc tràn đầy nhất, mới mẻ thanh tân nhất. Biết đâu là khoảnh khắc, biết đâu là trăm năm! Ông đọc thơ mà “như nghe thấy có tiếng người con gái đang nức nở nghẹn ngào những giọt lệ hạnh phúc, mà rụt rè, rạo rực nâng niu, không dám lau giọt lệ đang đọng trên môi. Hình như tôi nghe thấy tiếng ngực ai đang dập dồn, xao xuyến…” Ông đã đào sâu các tầng ẩn ngữ, nhìn thấu tâm can ruột gan xương cốt, sờ mó tận mạch nguồn của DÒNG TINH KHÔI ẤY. Thú thật, tôi ghen cả với ông Tô. Như “hai ông lấy một bà”, tôi ghen vì ông Tô đã “ăn nằm” vớí Dòng Tinh Khôi Ấy trước tôi. Tôi chỉ là kẻ đến sau. Đến sau mà vì quá yêu nên ghen ngược. Mà biết đâu chừng, chẳng những ghen ngược mà còn “giựt” luôn, dành trọn, ấp ủ trọn nguồn thơ dễm tuyệt ấy của THU HOANG ĐƯỜNG!
NGUYỄN ÂU HỒNG
Oregon, tháng 3.2018
No comments:
Post a Comment